Bài đăng Phổ biến

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

chut meo nho lam loa may tau

chút mẹo nhỏ khi làm máy tàu mất loa ngoài

em vừa gặp con máy tàu. thay loa thay ic chuông làm U làm Nguồn chạy phần mền đều ko ok.cuối cùng em dùng bộ cấp nguồn mở nhạc. 1chân loa em hàn vào chân mass của tiếp xúc loa. chân dương em chọc vô lần lượt các tụ gần ic chuông. có 2-3 điểm ok. mình chọn 1 điêm có tiếng to trong nhất hàn vô.em thử cả loa rè & nhỏ ta cũng làm như trên. Bác nào bít rùi chém em nhè nhẹ thui nha
kinh ngiem cua em la ĐỀN NỮA-ĐỀN MÃI-LÀM HƯ ĐỀN TIẾP
chuc anh chi thanh cong

kinh nghiem sua an dong goi

chút kinh nghiệm sửa ăn dòng khi gọi
bài này em đọc bên zopo thấy rất hay em poss cho anh em nào chưa biết anh em nào biết rồi xin đừng chém em mà tội nghiệp em


Máy điện thoại bị coi là an nguồn gọi khi ta dùng đồng hồ dòng để kiểm tra mà dòng gọi vượt quá 400 mA thì thường bị coi là ăn dòng gọi.
Ăn dòng gọi thường do phần phát lỗi gây lên, mà chủ yếu là do công suất . Có nhiều cách sử lý chuẩn nhất vẫn là thay công suất nhưng có 1 cách mình vẫn làm mà không phải thay công suất. Đối với 1 số máy công suất được nối với Vbatt qua 1 con L , các bạn nhấc con L này ra và thay bằng con điện trở 4R7 lấy ở gần mắt hồng ngoại 1 số đời máy nokia ( như 6131 là con R2600.....) nhằm làm giảm dòng cấp cho công suất qua đó hạ được dòng gọi xuống chút ít, khắc phục được lỗi ăn dòng gọi, tất nhiên công suất phát xạ sẽ kém đi 1 chút nhưng các bạn đừng lo vẫn đảm bảo gọi nghe vô tư.
VD: đối với N70 thay con L7516 bằng con 4R7,với 6300 là con Z 7520,
với 8800 thay con L700 ........

Cái này mình làm từ thời 8210, 8250 đến bây giờ
Anh em nào có cách làm nào hay hơn thì góp thêm vào nhé, và ace nào biết rồi thì xin chém nhẹ tay chút nhá

Chúc các bạn kiếm được nhiều mà trả tiền linh kiện ít

10 loi khuyen dang gia cho tho sua dien thoai di dong



10 Lời khuyên đáng giá cho thơ sửa điện thoại.

1. Không cái máy nào sửa giống cái nào. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy mình thiếu nhiều linh kiện, box, cáp thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.

(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được điều đó trừ khi chịu đầu tư)

2. Khách hàng sẽ không bao giờ ngó ngàng đến sự giỏi giang của bạn, điều mà họ quan tâm chính là bạn có sửa được điện thoại hỏng của họ không. Do đó, trước khi có được Thương hiệu và được mọi người biết đến thì bạn đừng nên quá cường điệu sự giỏi giang, lành nghề của bản thân mình lên.

(Sự cường điệu quá cao tay nghề của mình sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)

3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành một thợ giỏi nếu không đi học nghề và không biết tiếng Anh. Nhưng khi bạn đã trở thành một thợ giỏi thì không còn ai để ý là bạn không hề đi học và không biết tiếng Anh nữa.

(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến sự lành nghề hơn là bạn học ở đâu)

4. Khi bạn gặp khó khăn hay phải đền máy thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ phải đền máy nữa.

(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và đi tìm mua máy để đền)


5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi trở thành Admin, Smod, Mod họ từng là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà họ đã phải trả cho sự thành công trong nghề nghiệp.

(Bạn phải có nghĩa vụ tôn trọng đền đáp công ơn với những người đã dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, dạy dỗ cho sự trưởng thành của bạn)

6. Khi đi học nghề, bạn học được cái gì cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra mở cửa hàng thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù làm thuê hay làm mở cửa hàng riêng bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.

(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)

7. Khi đi học nghề, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.

(Nếu là một người thợ luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những người thợ khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và sập tiệm).

8. Khi còn học nghề, lúc gặp khó khăn trong sửa chữa thì có thầy giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía thầy thì bạn đừng nên đi làm sau khi ra nghề. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía thầy thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng đóng cửa hàng, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

(Nên nhận thức được rằng: Khi mình làm chủ cửa hàng sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với khi đi học nghề. Vì khi học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn khi mở cửa hàng riêng bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến túi tiền của bạn và rất nhiều người)

9. Mọi người đều thích đi nhậu, nhưng bạn không nên nhậu nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở cửa hàng mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.

(Bạn không nên nhậu nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc nhậu đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)

10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán thầy là người không có năng lực, điều này là không đúng.

(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trên forum và nhờ giúp đỡ. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).

* Đặc Biệt Điều thứ 11.
máy nào làm không được bạn hãy dùng honda box để giải quyết, máy nào làm chết thì mua xác, giữ lại khách hàng, kiếm kèo khác chém lại sau, tuyệt đối bạn không được nói với khách là "em lở làm die máy, em xin đền nguyên máy khác". làm thế khách sẽ mất lòng tin với tay nghề của bạn và mất luôn kèo chém lại, lấy lại những gì đã mất sau này.
phuongthao@ is offline Trả Lời Với Trích Dẫn

kinh nghiem sua chua dien thoai di dong


Default Kinh nghiệm sửa chữa ĐTDĐ

1. Tìm hiểu máy hư qua chủ máy
Khi nhận sửa một máy hỏng, việc trước tiên bạn hãy khéo léo hỏi chủ máy để nhanh chóng xác định tình trạng của máy thông qua các câu hỏi như: Máy hư lúc nào? Nó có dấu hiệu gì khác thường? Có cho ai bung máy chưa? Máy có bị vô nước kg? Máy có bị rớt lần nào chưa? Máy có hao pin kg? trước đó sóng có mạnh kg? Tiếng nghe có lớn kg?... càng biết nhiều thông tin từ người dùng máy, bạn sẽ càng nhanh chóng xác định hư hỏng.

2. Quan sát trực tiếp trên máy
Trước hết, bạn nên tìm Pan bằng mắt (dùng kính Lup) để xem kỹ các bộ phận của máy. Khi cầm trên tay 1 máy hỏng, bạn hãy quan sát và phát hiện các dấu hiệu bất thường của máy. Các vị trí cần chú ý là các chỗ ghép vỏ máy, các tiếp điểm kết nối với Pin, với thẻ SIM có bị ghỉ sét hay kg? Màn hình có bị vết đen hay kg? Có vết nức trên vỏ máy hay kg? Máy có bị vào nước hay kg? Xem các IC có bị thay thế chưa? Có mất linh kiện gì kg? Bảng mạch in nhiều lớp có bị cong kg? Các phím đồng có bị ố, sét kg? Có vết nứt trên board mạch in hay kg?

3. Dùng phép đo điện trở
Bạn hãy đo Ohm trên máy tốt để lấy mẫu chuẩn tại các điểm khả nghi, ghi lại kết quả đo để sau đó đối chiếu với kết quả đo trên máy hư. Nếu số đo nhỏ hơn kết quả chuẩn, có lẽ mạch đã bị chạm, rỉ, dính. Nếu số đo lớn hơn kết quả chuẩn, có lẽ đã có chổ đứt, hở trên mạch.

4. Dùng phép đo điện áp Đo điện áp cũng là 1 phương pháp phát rất quan trọng để khảo sát tính bình thường hay bất thường của mạch điện.
Trước hết, bạn hãy kiểm tra mức điện áp của mạch nguồn nuôi. Nếu mất áp, nguyên do có thể do chạm tải, do mất lệnh mở nguồn, đứt nguồn, hay do IC đóng mở đường nguồn.
Đo áp trên chân IC, nếu thấy mất áp, trước hết phải kiểm tra các linh kiện xung quanh. Nếu thấy các linh kiện này đều bình thường, IC này có thể hỏng. Khi máy đang có tín hiệu, phải dùng Volt kế AC đủ nhạy để kiểm tra biên độ tín hiệu.
Chú ý: Mức phân cực DC của các tần thường ít ảnh hưởng đến nhau. Sự khác thường mức DC cho biết vùng có linh kiện hỏng.
Mức AC luôn có tính định hướng, nó có điểm xuất phát, lần lượt qua các linh kiện, các điểm trên mạch rồi sau cùng sẽ đến tải. Mất tín hiệu thường do các linh kiện AC như tụ liên lạc bị hở mạch, cuộn cảm bị chạm hay bị đứt…

5. Dùng phép đo dòng điện
Dòng điện là một đại lượng rất quan trọng, nó phản ánh trạng thái làm việc của mạch điện một cách chính xác. Khi cấp điện cho máy với bộ nguồn DC ngoài (thay cho Pin), trên hộp nguồn thường có điện kế đo dòng. Bạn hãy làm quen với các động thái của dòng điện trên máy đo dòng để biết các trạng thái khởi động của máy có bình thường hay kg.
Nếu máy bình thường, khi nhấn nút mở máy, ban đầu dòng tăng vài chục mA, rồi đột nhiên tăng lên rất lớn (khoảng 200mA), lúc này máy đang cho phát sóng về các trạm để xin kết nối với mạng. Khi kết nối xong, máy sẽ trở về trạng thái chờ, vào mode WatchDog, khi đó dòng nuôi máy trở về vài chục mA và thỉnh thoảng nhích lên để quét phím.
Một máy ăn dòng quá lớn, trên 500mA, dấu hiệu này cho biết máy đã có linh kiện bị chạm như các tụ lọc bị chạm hoặc rỉ nặng. Các IC công suất bị chạm sẽ ăn dòng rất lớn. Bạn có thể cho cách ly các mạch điện để xác định vùng có chạm. Khi tháo 1 đường mạch ra mà dòng trở về mức thấp, như vậy đã xác định được vùng có chạm.
Một máy ăn dòng quá nhỏ hay không ăn dòng, dấu hiệu này cho biết trong máy có chổ bị hở mạch.
Trong các sơ đồ mạch điện của nhà sản xuất, người ta thường có ghi dòng tiêu thụ chảy trong các nhánh để bạn có thể kiểm tra sự hoạt động của mạch điện này.

6. Dùng phép đo đối chứng
Khi bạn có trong tay 1 máy tốt và 1 máy hỏng của cùng 1 model, lúc đó bạn có thể dùng phép đo đối chứng để nhanh chóng tìm ra chỗ hư.
Bạn có thể dùng phương pháp đo Ohm, đo Volt DC, Volt AC, đo dòng, đo dạng sóng… để đối chứng kết qủa của 2 máy.
Nếu kg có 2 máy giống nhau, bạn đối chứng theo dữ liệu đã có trên sơ đồ mạch của máy. Đây là 1 phương pháp phát hiện hỏng hóc rất hiệu quả.

7. Dùng phép thay thử
Một trong các cách sửa rất hay được dùng đó là cho “dọn nhà”, tức thay thế ngay các linh kiện nghi hư. 1 IC dùng trong máy này có thể được dùng cho nhiều máy khác, do vậy, khi nghi hư, bạn hãy tìm nó trong các máy khác và lấy ra cho thay thử. Tuy nhiên, trước khi thay thử, bạn nên đo Ohm để đối chứng.với IC tốt bạn đang có. Nếu không thấy sự khác nhau, điều này cho thấy chưa chắc IC bạn vừa tháo ra bị hư.

8. Dùng phép dò độ nóng
Với các máy có linh kiện bị chạm, ăn dòng lớn. Bạn có thể dùng cách dò độ nóng để nhanh chóng xác định vùng bị hư hay tìm được linh kiện hư. Bạn hãy cho cấp điện vào mạch, chờ 1 lúc, sau đó tắt nguồn và dùng tay dò chỗ nóng. Nếu nóng trên IC nguồn, kiểm tra tải. Nếu nóng trên IC công suất, có thể IC đã bị chạm.
Chú ý: Nếu cấp nguồn lâu sẽ hại cho các IC khác. Vì vậy, nên giảm áp nguồn để dòng vào máy khoảng 200mA. Ở mức dòng này, bạn có thể yên tâm cấp nguồn thời gian đủ lâu để phát hiện chổ nóng mà không làm hư thêm các chổ khác.

9. Dùng phép đè và nhấn
Với các máy hư hỏng có dấu hiệu chập chờn, do có những chổ tiếp xúc xấu. Khi đó, đè và nhấn là 1 cách để phát hiện linh kiện có tiếp điểm hỏng và chỉ cần gia cố các chân hàn cho tốt.
Chú ý: Phải chọn đúng thế nhấn để không làm gãy board, làm cho máy hư hại năng hơn

10. Dùng phép ngắn mạch
Khi bạn hiểu rõ cấu trúc máy và cần sửa chữa hiện tượng mất tín hiệu. Bạn có thể dùng cách bắt cầu cho ngắn mạch để tín hiệu đi qua đường nối tắt đến các phần khác. Dùng cách này sẽ nhanh chóng tìm ra vùng hư. Bạn cũng có thể dùng dây để đưa nguồn điện đến cấp cho vùng bị mất nguồn.

11. Dùng phép hở mạch
Với các máy có dấu hiệu bị chạm, ăn dòng lớn, dùng phương pháp hở mạch để xác định vùng có linh kiện bị chạm.
Nếu nghi có chạm mạch ở phần công suất PA, hãy tháo điện trở đặt trên đường nguồn DC cho hở mạch. Nếu dòng nuôi trở lại bình thường là đã xác định được vùng có linh kiện bị chạm.
Nếu nghi có chạm ở mạch điện trên nắp màn hình, hãy rút dây kết nối giữa board mạch chính và mạch điện màn hình ra, nếu dòng nuôi trở về bình thường thì đã tìm ra chỗ chạm.
Nếu nghi có chạm ở thẻ SIM, hãy cho làm hở mạch đường nguồn cấp cho thẻ SIM, nếu dòng nuôi trở về mức bình thường là đã xác định được chỗ chạm.

12. Dùng phép làm sạch
Các máy điện thoại di động thường mang đi nhiều nơi, sau 1 thời gian dài sử dụng, máy bị bụi hoặc bị vào nước khiến nhiều chổ trong máy bị ten, rỉ sét. Do đó, khi nhận máy hỏng, trước hết bạn hãy vệ sinh cho máy. Nếu có thể, bạn cho rửa board với máng siêu âm. Các chỗ dễ bị ten, rỉ là tiếp điểm đặt ở phần dưới của máy, tiếp điểm với thẻ SIM, với nguồn Pin, với ống nói, ống nghe…

13. Dùng máy hiện sóng
Khi có máy hiện sóng, bạn nên làm quen với các dạng tín hiệu trong máy. Sửa bằng cách dò tìm các tín hiệu trên board là 1 phương pháp chính thống và rất được ưa dùng. Các dạng tín hiệu thường gặp như: Xung dữ liệu trên đường truyền, xung nhịp đồng bộ, tín hiệu âm thoại ở các ống nói/ ống nghe, tín hiệu xung nhịp chính 13Mhz, tín hiệu xung đồng hồ 32768Hz, tín hiệu dao động ngoại sai LO, tín hiệu RF, tín hiệu IF.

14. Dùng cách dò tín hiệu
Bạn có thể tự lắp ráp 1 mạch điện khuếch đại hay mạch tạo dao động từ những linh kiện được lấy ra trong các máy cũ để làm thiết bị truy tìm tín hiệu trên board. Ví dụ, dùng mạch khuyếch đại, bạn có thể xác định được có tín hiệu âm thoại hay kg, với mạch tạo dao động, bạn có thể dùng nó để cấp vào mạch, sau đó kiểm tra xem nó có đi qua được các tầng trong máy hay kg.

15. Dùng phần mềm để sửa máy
Máy điện thoại di động vốn là 1 máy tính nhỏ, nên ngoài các linh kiện chuyên dùng tạo ra phần cứng, nó còn là 1 thiết bị hoạt động dựa trên phần mềm trong các bộ nhớ như FlashROM, EEPROM. Có nhiều máy do việc cấp điện không ổn định hoặc do khò quá nóng… đôi khi không do gì cả cũng có thể làm xuất hiện lỗi trong phần mềm. Lúc đó, máy sẽ không mở được điện, không kết nối được với mạng, hoạt động chập chờn. Khi nghi máy hỏng phần mềm, bạn nên Flash lại máy. Nghĩa là cho cài đặt lại phần mêm hệ thống đặt trong bộ nhớ flashROM.
Trường hợp bạn có dây kết nối đúng loại, kết nối được phone với máy tính. Bạn hãy cho kiểm tra phần mềm trước, trước khi quyến định tìm hư hỏng phần cứng. Đó là biện pháp quen thuộc gọi là “Mềm trước cứng sau”

16. Dùng phép gia cố các mối hàn
Rất nhiều máy do rớt, hay sau 1 thời gian dùng quá cơ động, nhiều điểm hàn sẽ bị hở khiến cho máy chết. Với loại hỏng này chỉ cần liệu pháp gia cố là trả máy về trạng thái hoạt động bình thường.

17. Dùng dây Jump
Máy di động cần rất nhiều đường nối mạch và có những đường nằm ở lớp trong. Nếu các đường mạch ở lớp trong bị đứt, bạn phải dùng dây để jump thay thế các đường mạch bị đứt. Dây jump phải là dây đồng rất nhỏ (có thể lấy từ cuộn cảm của relay), bên ngoài có lớp cách điện. Sau khi jump, bạn phải đè dây xuống và dùng lớp sơn cách điện cố định các dây nối này.

18. Dùng phép giả dây anten
Khi sửa chữa các điện thoại di động bị sóng quá mạnh hay qua yếu, bạn có thể dùng 1 đoạn dây nhỏ dùng làm anten. Anten có thể được hiểu là 1 mạch tải cao tần, nó có liên quan đến hoạt động của khối cao tần RF. Nếu đưa anten đúng vào khối RF, bạn có thể làm tăng mức sóng cho các máy yếu. Trường hợp máy bắt sóng quá mạnh dây anten thêm vào cũng được dùng để làm giảm mức sóng. Anten đơn giản là 1 dây đồng dài khoảng 1cm, đặt đúng chỗ sẽ cải thiện được khả năng thu phát của máy.

19. Dùng phép điều chỉnh
Trong điện thoại có rất nhiều khối điều chỉnh như:
APC (Automatic Power Control), điều chỉnh mức công suất phát ở khối khuếch đại PA (RF Power Amplifier). Bạn có thể thay đổi trị số linh kiện các mạch này như: tăng giảm giá trị điện trở để thay đổi mức điện áp VAPC qua đó chỉnh lại công suất làm việc của khối khuếch đại PA.
AFC (Automatic Frequency Control), điều chỉnh độ lệch tần cho tín hiệu 13Mhz. Bạn có thể thay đổi trị số linh kiện ở mạch này như tăng giảm các điện trở, các tụ ở mạch lọc thông thấp để thay đổi mức điện áp VAPC, qua đó, chỉnh lại mức độ ổn định tần số cho tín hiệu 13Mhz.
Ở tầng khuếch đại LNA cũng có mạch điều chỉnh ổn định biên độ. Ở tầng khuếch đại đệm trước khi vào tầng giải mã tách sóng tín hiệu I/Q cũng có mạch hiệu chỉnh độ lợi. Bạn cũng có thể thay đổi trị số linh kiện để có được điều kiện làm việc tốt hơn cho máy.

20. Dùng phép phân tích để sửa máy
Đây là phương pháp tối ưu nhất. Để nắm được phương pháp này, trước hết bạn hãy quan sát để khoanh vùng, sau đó tìm sơ đồ mạch điện để xác định sơ đồ mạch cho từng vùng. Từ sơ đồ, bạn sẽ phân tích nguyên lý hoạt động của mạch điện, sau đó đo đạt để tìm chỗ hỏng.
Làm được điều này, đòi hỏi người sửa phải vững kiến thức mạch điện tử, khi đó bạn sẽ không ngại đối diện với những hỏng hóc của bất kì đời máy nào. Nếu không, bạn chỉ biết 3 cách:” 1 - Thổi nóng gia cố chân hàn, 2- vệ sinh board mạch, 3- dọn nhà (hay thay thế các linh kiện nghi ngờ là hư).